Định lượng giấy là gì? Cách tính và chọn gsm phù hợp

UNI sẽ chia sẻ góc nhìn chi tiết về định lượng giấy (gsm), giúp bạn có cái nhìn chính xác nhất về thuật ngữ quan trọng này
Chia sẻ:

Nếu đang định nghĩa định lượng giấy là với độ dày của giấy, thì chắc chắn bạn đang nhầm lẫn hoặc chưa hoàn toàn hiểu sâu về thuật ngữ này. Trong bài viết sau, các chuyên gia in ấn giàu kinh nghiệm của UNI sẽ chia sẻ góc nhìn chi tiết và tổng quan nhất về định lượng giấy, giúp bạn có cái nhìn chính xác nhất về thuật ngữ quan trọng này.

Định lượng giấy là gì?

Định lượng giấy (hay còn gọi là Gram per Square Meter / GSM) là chỉ số thể hiện khối lượng của một mét vuông giấy (được tính bằng đơn vị g/m²). Ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng in ấn và ứng dụng của từng loại giấy trong các dự án cụ thể.

Nhiều người thường dễ nhầm lẫn định lượng giấy với độ dày của giấy. Thực tế, độ dày và định lượng là 2 khái niệm khác nhau. Độ dày giấy đo bằng micromet (μm). Trong khi định lượng dựa trên trọng lượng của một diện tích cố định.

Định lượng giấy là gì?

Các loại định lượng giấy thông dụng hiện nay

Tùy thuộc vào nhu cầu của từng dự án, việc lựa chọn định lượng giấy phù hợp sẽ giúp tối ưu hóa hiệu quả về chi phí và thẩm mỹ. Dưới đây là các loại định lượng phổ biến trên thị trường hiện nay:

Định lường từ 35 – 55 GSM

Đây là loại giấy nhẹ, mỏng nhất trong các loại. Thường dùng để in ấn cần thiết kiệm chi phí và không yêu cầu cao về độ bền. Thường được dùng để in báo chí, tài liệu tạm thời với yêu cầu mỏng nhẹ, dễ phân hủy.

Định lượng từ 70 – 90 GSM

Thường thấy ở các sản phẩm giấy văn phòng, giấy dùng cho máy photocopy. Đáp ứng nhu cầu in ấn tài liệu, hợp đồng, văn bản thông thường.

Ngoài ra định lượng này còn được dùng ở những loại giấy viết, in tờ rơi, tờ gấp đơn giản,…

Định lượng từ 100 – 150 GSM

Định lượng trung bình này được ưa chuộng cho các sản phẩm như:

  • In tờ rơi, brochure: Giấy ở mức 120-150 g/m² thường được sử dụng cho các sản phẩm in marketing, quảng cáo cần có độ bền và cảm giác chắc chắn.
  • In Catalogue: Tăng thêm cảm giác cao cấp, giúp hình ảnh và nội dung được thể hiện rõ ràng hơn.

Định lượng từ 200 – 300 GSM

Đây là loại giấy cứng, được sử dụng nhiều trong các sản phẩm in ấn đòi hỏi tính thẩm mỹ và độ bền cao. Điển hình như:

  • In bìa tài liệu, in Catalogue, in profile: Loại giấy này giúp tạo cảm giác sang trọng và chắc chắn, bảo vệ các tài liệu bên trong.
  • In card visit: Giấy 250-300 gsm là lựa chọn phổ biến cho in danh thiếp

Định lượng trên 300 GSM

Thường được dùng cho các sản phẩm đặc thù. Yêu cầu độ cứng và bền tối đa:

  • In hộp giấy, túi giấy và in bao bì sản phẩm: Các loại bao bì cao cấp, hộp cứng sử dụng giấy từ 300 gsm trở lên để bảo vệ sản phẩm và tạo ấn tượng về sự chuyên nghiệp.

Các loại định lượng giấy thông dụng hiện nay

Vai trò định lượng giấy khi sản xuất bao bì giấy

Trong sản xuất và in ấn phẩm bao bì giấy, định lượng giấy đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cụ thể:

Đảm bảo độ bền và khả năng bảo vệ sản phẩm

Định lượng càng cao thì khả năng chịu lực và độ cứng của bao bì càng tốt. Ví dụ, bao bì sử dụng cho các sản phẩm điện tử, hàng gia dụng,.. thường yêu cầu giấy có định lượng cao để tránh hư hỏng sản phẩm trong quá trình vận chuyển và bảo quản.

Tăng cường tính thẩm mỹ và cảm giác cao cấp

Giấy có định lượng cao tạo cảm giác sang trọng. Đồng thời giúp sản phẩm nổi bật và thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.

Chất lượng in ấn

Định lượng giấy phù hợp cho phép in ấn sắc nét, thể hiện màu sắc và chi tiết rõ ràng. Góp phần quan trọng cho quảng cáo thương hiệu.

Tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa sản xuất

Việc lựa chọn định lượng giấy phù hợp còn giúp tối ưu hóa chi phí sản xuất. Đối với bao bì cần độ bền cao nhưng vẫn đảm bảo tiết kiệm chi phí, các doanh nghiệp có thể cân nhắc chọn định lượng hợp lý, không quá nặng để giảm thiểu chi phí vận chuyển, nhưng vẫn đủ bền để bảo vệ sản phẩm.

Thân thiện với môi trường

Sử dụng giấy phù hợp giúp giảm thiểu lượng giấy sử dụng không cần thiết, từ đó góp phần bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp sản xuất bao bì hiện nay thường tìm cách tối ưu định lượng giấy để đảm bảo sản phẩm vừa chất lượng, vừa có thể tái chế hiệu quả.

Vai trò định lượng giấy khi sản xuất bao bì giấy

Bảng tra phân biệt định lượng GSM thông dụng

Dưới đây là bảng tra phân biệt định lượng GSM thông dụng trong ngành in ấn. Giúp bạn dễ dàng tra cứu và phân biệt các loại giấy theo định lượng. Từ đó lựa có lựa chọn phù hợp cho nhu cầu in ấn của mình.

Bảng tra phân biệt định lượng GSM thông dụng

Cách đo định lượng giấy GSM

Định lượng giấy được tính bằng cách chia khối lượng của giấy (gam) cho diện tích của giấy (mét vuông).

Ví dụ: Giấy Couche 170 tức là một tờ giấy có diện tích 1 mét vuông nặng bằng 170g. Các loại giấy khác như giấy ford, giấy ivory, giấy duplex, giấy kraft, giấy bristol, giấy mỹ thuật,… cũng được tính theo cách tương tự.

Cách tính trọng lượng của một tờ giấy

Công thức tính định lượng giấy chuẩn là:

  • GSM = gram/m²

Để có độ chính xác cao hơn trong quá trình đo, bạn có thể cắt giấy thành kích thước 10 x 20 cm hoặc sử dụng giấy kích thước A4 tiêu chuẩn. Vì đơn vị tính là m², nên bạn cần tính diện tích của một tờ giấy: 10 x 20 = 200 cm², tương đương với 0.02 m².

Sử dụng cân tiểu ly để đo khối lượng tờ giấy; trong ví dụ này, giả sử khối lượng là 10 gram.

Cách tính như sau:

  • GSM=gram/m²  ⟹  GSM=10/0.02 = 500 GSM

Lưu ý rằng do khối lượng giấy thường khá nhỏ, cùng với việc giấy có thể chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài như in ấn, nhiệt độ, độ ẩm và giãn nở, nên có khả năng xảy ra sai số trong quá trình đo.

Cách tính trọng lượng của một tờ giấy

Làm thế nào để lựa chọn định lượng gsm của giấy phù hợp?

Để lựa chọn định lượng giấy GSM phù hợp, bạn có thể dựa theo một số yếu tố sau:

Mục đích sử dụng

Mỗi loại giấy sẽ phù hợp với một mục đích sử dụng cụ thể. Tùy thuộc vào việc bạn muốn in ấn sản phẩm gì, định lượng giấy sẽ cần điều chỉnh cho phù hợp:

  • Giấy mỏng (35-55 GSM): Thích hợp cho các tài liệu dùng ngắn hạn như báo, tờ rơi đơn giản.
  • Giấy trung bình (70-150 GSM): Sử dụng phổ biến cho giấy văn phòng, brochure, tờ rơi, và các tài liệu in ấn cần độ bền tốt hơn.
  • Giấy dày (200-350 GSM): Thường dùng cho in danh thiếp, bìa sách, hộp sản phẩm cần sự sang trọng và chắc chắn.
  • Giấy rất dày (>350 GSM): Thích hợp cho in ấn bao bì, in hộp cứng, các sản phẩm cần chịu lực và bảo vệ sản phẩm bên trong.

Độ bền và chất lượng

Nếu sản phẩm in ấn cần độ bền cao.  Chẳng hạn như danh thiếp, bìa catalogue, profile hồ sơ năng lực, bạn nên chọn giấy có định lượng cao hơn để đảm bảo sản phẩm không dễ bị rách, nhàu.

Ngân sách

Giấy có định lượng càng cao thì chi phí sản xuất càng tăng. Vì vậy, bạn cần cân nhắc giữa chất lượng và chi phí để lựa chọn loại giấy phù hợp với ngân sách của mình.

Môi trường và yếu tố bảo vệ

Nếu tính thân thiện với môi trường là ưu tiên, bạn có thể chọn các loại giấy có định lượng phù hợp để giảm thiểu lãng phí và đảm bảo khả năng tái chế.

Sản phẩm liên quan

Bài viết liên quan

Hỗ trợ