Công nghệ in offset chiếm hơn 70% trong thị phần in ấn tại Việt Nam. Công nghệ in này được sử dụng rộng rãi trong in bao bì, quảng cáo và ấn phẩm văn phòng. Sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội, nhưng vì sao in offset lại không thể áp dụng cho tất cả các đơn hàng? Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn, trong bài viết sau các chuyên gia của UNI sẽ cung cấp góc nhìn toàn diện về ưu nhược điểm cũng như phạm vi ứng dụng của công nghệ in này, giúp bạn đưa ra lựa chọn sáng suốt cho dự án in ấn của mình.
In offset là công nghệ in gì?
In offset hay còn gọi là in phẳng. Đây là một kỹ thuật in ấn hiện đại sử dụng lực ép để truyền mực từ khuôn in (bản offset) lên giấy.
Khác với các phương pháp in ấn truyền thống, in offset sử dụng một tấm cao su (blanket) làm trung gian để truyền mực lên giấy. Nhờ vậy, công nghệ in này có thể tạo ra những bản in với chất lượng sắc nét, rõ ràng và đồng đều trên nhiều loại vật liệu khác nhau.
Ưu nhược điểm và ứng dụng của công nghệ in offset
In offset là kỹ thuật in ấn phổ biến, được ưa chuộng trong nhiều dịch vụ in ấn. Từ in ấn phẩm văn phòng, ấn phẩm quảng cáo, ấn phẩm bao bì cho tới tem nhãn,…. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số hạn chế .
Ưu và nhược điểm in offset
Ưu điểm của công nghệ in offset
- Tạo ra những bản in với chất lượng sắc nét, rõ ràng, màu sắc tươi sáng và đồng đều.
- Có độ chính xác cao, hạn chế tối đa sai sót trong quá trình in ấn.
- In offset có thể in ấn trên nhiều loại vật liệu khác nhau như giấy, bìa carton, nhựa, kim loại,…
- Tiết kiệm chi phí đối với các đơn hàng số lượng lớn.
- Các bản in có tuổi thọ lâu hơn vì không trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần in.
- Công suất đáp ứng số lượng lớn trong thời gian nhanh chóng.
Nhược điểm
- In offset không phù hợp cho việc in ấn số lượng ít vì chi phí setup máy móc cao.
- Tốc độ in offset chậm hơn so với các phương pháp in ấn kỹ thuật số.
Ứng dụng của công nghệ in offset hiện nay
Công nghệ in offset hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhờ vào khả năng in ấn chất lượng cao, chi phí hiệu quả cho số lượng lớn và tính linh hoạt trong việc xử lý các loại giấy và mực in khác nhau.
Dưới đây là một số ứng dụng chính của công nghệ in offset:
Bao bì và ấn phẩm quảng cáo
Thường ứng dụng để in hộp giấy, túi giấy, hộp carton, tờ rơi, poster, catalogue, brochure,…
Các tài liệu văn phòng
Chẳng hạn như card visit, tiêu đề thư, phong bì, kẹp file, hóa đơn, biên nhận,…
Tem nhãn
Sử dụng cho một số dự án in tem phụ, in sticker, in tem nhãn dán sản phẩm,…
Các công đoạn trong quy trình của kỹ thuật in offset
Quy trình in offset tiên tiến tại UNI bao gồm 5 công đoạn chính:
Chế bản và xử lý file in
Giai đoạn này bao gồm việc xử lý file thiết kế, sắp xếp tờ in, dàn trang, bình trang cho các kiểu in như trở nó, trở khác, trở lật…và đặt ốc màu CMYK.
Chế bản thường sử dụng các phần mềm thiết kế chuyên dụng như Illustrator, Corel Draw, Adobe Acrobat… và file cuối cùng để output film có định dạng pdf.
Output film
Sử dụng công nghệ CTF (Computer to Film) trong đó các dữ liệu số (digital) từ máy tính được chuyển thành dữ liệu tương tự (analog) trên film thông qua các máy ghi film.
Bản phim thường có 4 film đại diện cho các màu C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow) và K (Black). Các bản film này có màu đen trắng.
Làm khuôn in (phơi bản kẽm)
Sử dụng tia UV để phơi sáng file film lên tấm kẽm đã được xử lý hóa chất. Vùng nào tiếp xúc với tia UV sẽ bị “hóa cứng” và giữ nguyên hình ảnh, còn vùng nào không tiếp xúc sẽ bị “hòa tan” và tạo ra khoảng trống.
Chuẩn bị mực in
Mực in offset được chia thành hai loại chính: mực dầu và mực nước. Mỗi loại mực có đặc điểm và ứng dụng riêng.
Mực in được pha trộn theo tỷ lệ phù hợp với yêu cầu của từng sản phẩm cụ thể.
In ấn offset
Các bản kẽm được đưa vào máy in trên các trục lô. Sau quá trình chỉnh ốc màu để chỉnh ảnh trên các bản kẽm ăn khớp với nhau về vị trí sẽ cho ra sản phẩm in. Các trục lô tròn có gắn bản kẽm sẽ được nhúng vào mực in. Các phần tử in (phần không bị ăn mòn trên bản kẽm) sẽ bắt mực, các phần tử không in (phần bị ăn mòn trên bản kẽm) sẽ bắt nước.
Trục lô có gắn bản kẽm này quay tròn ép lên một trục tròn có các tấm cao su (hay còn gọi là tấm offset) và chuyển mực in sang các tấm cao su. Các trục tròn gắn tấm cao su này quay tròn và ép lớp mực trên các tấm offset này sang bề mặt giấy in tạo thành hình ảnh cần in.
Sau khi in, bản in cần được phơi khô bằng hệ thống sấy hoặc bằng tia UV.
Gia công sau in
Gia công sau in giúp hoàn thiện sản phẩm in ấn và tạo ra sản phẩm có chất lượng cao.
Giai đoạn này bao gồm các công đoạn như: Đục lỗ, đóng bóng kính, lăn vân thành phẩm, cán màng bóng, cán màng mờ, ép kim, ép nhũ, dập nổi, dập chìm, phủ UV, gấp và dán thành phẩm…
Lời kết
Công nghệ in offset là động lực thúc đẩy sự phát triển trong toàn ngành công nghiệp in ấn. Với vai trò quan trọng này, in offset chắc chắn sẽ tiếp tục định hình tương lai của ngành in, mang đến những sản phẩm ấn tượng và đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong thời đại số hóa.
Đối với các doanh nghiệp và cá nhân trong ngành in ấn, việc nắm bắt và tận dụng hiệu quả công nghệ in offset cũng sẽ là chìa khóa để nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường. Đồng thời, người tiêu dùng cũng sẽ được hưởng lợi từ những sản phẩm in ấn chất lượng cao, đa dạng và giá cả hợp lý.