Để có một bản in vừa đẹp, vừa tiết kiệm chi phí sản xuất và gia tăng lợi nhuận thì bắt buộc phải am hiểu sâu sắc về các loại mực in. Nếu bạn cũng đang đi tìm kiếm thông tin về mực in và bị lạc vào “ma trận” với hàng loạt kiến thức quá chuyên sâu, đừng lo, các chuyên gia của UNI sẽ giúp bạn tóm gọn một cách dễ hiểu nhất về các loại mực in phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Giúp bạn phân định để từ đó có được lựa chọn thích đáng cho nhu cầu, mục đích sử dụng của mình
Mực in là gì?
Mực in là loại chất lỏng hoặc bột được sử dụng trong quá trình in ấn để tạo ra hình ảnh, văn bản hoặc màu sắc trên bề mặt vật liệu như giấy, vải, nhựa hoặc kim loại.
Các thành phần chính của mực in bao gồm:
Chất tạo màu (Pigment hoặc dye)
Đây là thành phần chính giúp tạo ra màu sắc. Pigment thường bền hơn và có khả năng chịu ánh sáng tốt hơn so với dye.
Dung môi
Dung môi giúp hòa tan chất tạo màu để tạo thành hỗn hợp sử dụng trong quá trình in ấn.
Phụ gia
Bao gồm các chất phụ gia để cải thiện tính năng của mực. Mỗi loại mực khác nhau sẽ có mức độ phụ gia khác nhau. Chẳng hạn như phụ gia tăng độ bền, độ bóng, khả năng khô nhanh,…
Các loại mực in phổ biến nhất hiện nay
Có rất nhiều loại mực in trên thị trường hiện nay với tên gọi khác nhau. Dưới đây là phân loại một số dòng mực in phổ biến nhất hiện nay được UNI tổng hợp một cách đúng trọng tâm nhất, giúp bạn dễ dàng phân định
Mực in dạng lỏng
Hầu hết các loại mực in tiêu dùng hiện nay là mực nước. Loại mực này được sử dụng chủ yếu cho in kỹ thuật số và in phun. Khi bỏ vào cho máy in, mực được bơm bằng nhiều cách khác nhau qua các vòi rất nhỏ trong đầu in, phun lên giấy các điểm nhỏ. Từ đó tạo thành hình ảnh hoặc văn bản hoàn chỉnh.
Tuy phổ biến như thế, mực nước vẫn có những nhược điểm do cách pha chế, bao gồm:
- Dễ bị lem: Mực nước có xu hướng thấm nước và dễ bị lem khi tiếp xúc với độ ẩm
- Không bền màu: Mực này thường phai màu theo thời gian, làm giảm chất lượng bản in.
Top 8 máy in decal mini giá rẻ, chất lượng tốt
Mực in dạng bột
Mực in dạng bột sử dụng cho máy in laser, tạo ra bằng cách kết hợp chất màu với polymer. Hình thành một loại bột mịn với những tính chất điện học đặc biệt.
Loại mực này nổi bật với độ bền và chất lượng cao, rất phù hợp cho các ứng dụng như in văn bản và bản vẽ nét đơn. Sau in khi lên giấy, mực dạng bột không bị phai màu và rất khó để bị tróc ra.
Mực in dạng bột thường được sử dụng để in các loại văn bản hoặc hình ảnh đơn giản. Không thích hợp để in các hình ảnh phức tạp vì sẽ không thể đạt được độc sắc nét tối ưu.
Mực in dạng đặc
Mực in dạng đặc được phát triển bởi Tektronix (một công ty có trụ sở ở Oregon, Mỹ) và hiện đã được Xerox mua lại sau đó sản xuất máy in theo công nghệ này. Trong máy in, mực được làm chảy và phun lên ống lăn mực bằng công nghệ tương tự như in offset.
Mực in dạng đặc có ưu điểm về tốc độ in nhanh, độ tin cậy cao và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên chi phí đầu tư ban đầu thường cao hơn so với chi phí đầu tư cho máy in laser.
Mực ruy băng (Ribbon)
Mực ruy băng được coi là một trong những loại mực in cơ học lâu đời nhất. Hiện nay loại mực này vẫn được sử dụng rộng rãi trong một số lĩnh vực đặc thù. Chẳng hạn như in tem nhãn dán mã vạch.
Ưu điểm nổi bật của mực ruy băng là khả năng bám dính tốt nhất trong số các loại mực. Đồng thời cũng có khả năng chống trầy xước và phai màu cao trong điều kiện khắc nghiệt.
Tuy nhiên, giá thành của mực ruy băng thường cao hơn một số loại mực khác, dẫn đến việc nó có thể bị thay thế trong một số ứng dụng. Các loại mực ruy băng phổ biến:
- Mực in Ribbon Wax: Đây là loại mực có giá thành thấp và nhiệt độ nóng chảy thấp. Thường được sử dụng để in tem nhãn trên decal PVC và decal giấy.
- Mực in Ribbon Wax/Resin: Loại mực này kết hợp giữa wax và resin. Mang lại chất lượng tốt hơn với khả năng chống mài mòn và chống trầy xước.
- Mực in Ribbon Resin: Đây là loại mực tốt nhất và bền nhất cho việc in mã vạch. Nó yêu cầu đầu in hoạt động ở nhiệt độ cao nhất và thường được sử dụng để in hóa đơn, mã vạch trong bệnh viện, chứng từ ngân hàng và các ứng dụng tương tự.
Giấy in nhiệt
Giấy in nhiệt là loại giấy được tẩm với một hóa chất đặc biệt và sẽ bị chuyển sang màu tối nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao. Khi sử dụng giấy in nhiệt, các máy in thường không cần hộp chứa mực. Chính vì thế thiết kế cơ học sẽ đơn giản hơn nên việc sử dụng bảo trì cũng dễ dàng.
Ngoài ra, giấy in nhiệt còn có ưu điểm là tốc độ in nhanh và thuận tiện hơn so với các loại mực in.
Tuy nhiên loại giấy này có chi phí khá cao và chỉ có thể in được 01 màu duy nhất. Ngoài ra, chất lượng giấy in nhiệt hầu hết sẽ bị giảm khi tiếp xúc với nhiệt độ môi trường cao. Một số loại giấy in nhiệt phổ biến:
- Giấy in nhiệt thường: Thường được sử dụng trên các bề mặt cứng như sứ, men, áo sáng màu, pha lê,…
- Giấy in chuyển nhiệt Sublimation: Mang màu sắc và độ chân thật cao hơn. Thường được sử dụng để in trên áo cotton
- Giấy in nhiệt đậm: Lý tưởng để in trên áo có màu tối như đen, đỏ đậm, xanh navy,…
- Giấy in chuyển nhiệt Jetpro: Loại giấy có thể được sử dụng như một lựa chọn thay thế cho giấy in nhiệt đậm. In ấn tốt trên các loại nền tối và có lớp cao su để ngăn chặn việc bong tróc, bay màu, mang lại chất lượng in ấn tốt hơn.
Mực nhuộm
Mực nhuộm (mực dye) là loại mực dạng rắn và thường có các màu sắc cơ bản (CMYK). Khi được làm nóng bằng máy in thăng hoa, mực sẽ chuyển từ dạng rắn sang dạng khí mà không cần đi qua trạng thái lỏng.
Khác với công nghệ in phun, các điểm màu được in bằng mực nhuộm thường có viền mờ hòa lẫn vào nhau. Từ đó cho ra sản phẩm chất lượng cao, nhất là khi sử dụng giấy in chuyên dụng.
Nhược điểm của loại mực này là giá thành cao so với một số phương pháp khác. Đồng thời thường chỉ được áp dụng cho các vật liệu có chứa polyester hoặc bề mặt được xử lý.
FAQ – Một số câu hỏi thường gặp
Mức độ bền của các loại mực in khác nhau như thế nào?
Mực in dạng bột thường có độ bền cao nhất, tiếp theo là mực in dạng đặc. Trong khi mực nước và mực nhuộm thường kém bền hơn và dễ phai màu.
Có thể sử dụng cùng lúc nhiều loại mực in trên cùng một máy in không?
Thông thường, mỗi loại máy in được thiết kế để sử dụng một loại mực nhất định. Sử dụng sai loại mực có thể gây hư hỏng máy in hoặc giảm chất lượng bản in.
Chi phí của các loại mực in khác nhau như thế nào?
Mực in dạng lỏng thường có giá thành thấp hơn, trong khi mực ruy băng và mực in dạng đặc thường có giá cao hơn do chất lượng và khả năng bền màu tốt hơn.