Trong cuộc sống, chúng ta luôn thấy sự hiện diện của vô vàn sắc màu khác nhau. Tất cả những màu sắc đó đều được tạo ra từ 7 màu sắc cơ bản. Vậy bạn có biết 7 màu cơ bản là gì? Tác động vật lý, tâm lý cũng như ứng dụng của chúng?
Bài viết dưới đây UNI sẽ cung cấp cho bạn tất cả thông tin này!
7 màu sắc cơ bản là gì?
Chúng ta biết rằng, nếu pha trộn màu A và màu B có thể tạo ra màu C. Những màu gốc của quang phổ, được biểu thị bởi hiện tượng khúc xạ và tán xạ ánh sáng trắng. Theo nghiên cứu đầu tiên của nhà khoa học Newton, có 7 màu sắc cơ bản bao gồm: đỏ, vàng, cam, lục, lam, chàm, tím.
Tuy nhiên, nghiên cứu sau này đã chứng minh màu chàm không phải màu gốc. Do đó, các bảng màu cơ bản hiện nay chỉ biểu diễn 6 màu: đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím mà thôi. Dù vậy, theo thói quen, trong đời sống chúng ta vẫn hay gọi là 7 màu cơ bản.
Về cơ bản, màu sắc cơ bản được chia thành các nhóm gam màu như sau:
- Gam màu nóng: Đỏ, vàng, cam.
- Gam màu lạnh: Xanh lục, xanh lam, tím.
Bằng cách trộn các màu cơ bản với nhau, con người có thể tạo ra rất nhiều màu sắc khác nhau, có ý nghĩa và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.
Tác động của 7 màu sắc cơ bản với con người
Con người khác biệt và ưu việt hơn nhiều loài động vật do chúng ta có khả năng phân biệt và cảm nhận màu sắc. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh màu sắc có thể tác động lên con người về cả mặt vật lý lẫn tâm lý.
Màu sắc có tác động vật lý với con người bởi vì chúng ảnh hưởng đến cách chúng ta nhận thức và phản ứng với ánh sáng. Mà bản chất ánh sáng là một dạng năng lượng điện từ, có thể gây ra các hiệu ứng sinh lý trên cơ thể và gây ảnh hưởng đến tâm lý tinh thần của con người.
Tác động vật lý
Về tác động vật lý, màu sắc ảnh hưởng đến cách con người nhận thức ánh sáng, nhiệt độ, không gian và thời gian. Ngoài ra, ánh sáng cũng có thể gây kích thích hoặc ức chế các hoạt động sinh lý của cơ thể con người như hô hấp, nhịp tim, huyết áp, tiêu hóa,…
Ví dụ: Tác động vật lý của màu sắc:
- Màu đỏ: Là màu có bước sóng dài nhất trên quang phổ, có thể làm tăng nhịp tim, huyết áp, nồng độ adrenaline và năng lượng cơ thể. Màu đỏ rất hút mắt và là một trong những màu sắc hút mắt nhất, làm tăng cảm giác đói, khát và nhiệt độ cơ thể.
- Màu xanh dương: Là màu có bước sóng ngắn nhất trên quang phổ, có thể làm giảm nhịp tim, huyết áp, căng thẳng và lo lắng. Màu xanh này cũng có thể làm giảm cảm giác đói, khát và nhiệt độ.
- Màu vàng: Là màu sắc kích thích sự hoạt động của não bộ, tăng khả năng tập trung và trí nhớ.
- Màu xanh lá: Là màu ức chế hoạt động của não bộ, giảm căng thẳng và lo âu.
Tác động tâm lý
Màu sắc có tác động tâm lý với con người bởi vì chúng ảnh hưởng đến cách chúng ta cảm nhận, suy nghĩ, quyết định và hành động trong các tình huống khác nhau. Màu sắc cũng có thể gợi lên các cảm xúc, ký ức, ý nghĩa liên quan đến văn hóa, cá nhân và xã hội.
Ví dụ: Tác động tâm lý của màu sắc:
- Màu đỏ: Là màu làm tăng sự chú ý, ham muốn, động lực và hành động. Màu đỏ cũng có thể gợi lên cảm giác quyền lực, đam mê, phấn khích, phẫn nộ, đau đớn.
- Màu xanh dương: Là màu tạo cảm giác tin tưởng, thư giãn và hòa hợp. Màu xanh dương có thể làm giảm căng thẳng, lo lắng, kích động.
- Màu vàng: Là màu đem lại cảm giác tươi mới và tràn đầy năng lượng. Màu vàng khơi gợi sự ấm áp, hạnh phúc, lạc quan.
- Màu xanh lá: Là màu làm giảm căng thẳng, lo âu. Màu này cũng tạo liên tưởng tới thiên nhiên, sự ghen tỵ.
Ứng dụng 7 màu sắc cơ bản trong cuộc sống
Với các tác động vật lý và tâm lý của 7 màu sắc đến con người, chúng được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Một số lĩnh vực điển hình như:
- Mỹ thuật, Thiết kế đồ họa: Màu sắc đa dạng với sự pha trộn, kết hợp phong phú sẽ tạo nên những thiết kế nổi bật theo từng phong cách. Trong thiết kế, ngoài yếu tố về đường nét, bố cục thì màu sắc là yếu tố quan trọng nhất.
- Thời trang: Ngành thời trang nói chung rất quan tâm đến màu sắc. Thời trang cao cấp quan trọng sự hòa hợp giữa màu sắc và thiết kế, từ đó tạo nên những trang phục sang trọng hay thanh lịch,…Còn thời trang phân khúc trung cấp – bình dân lại coi trọng sự đa dạng mẫu mã, do đó với 1 thiết kế có thể có nhiều phiên bản màu khác nhau để thỏa mãn khách hàng.
- Làm đẹp: Ngành làm đẹp đặc thù bởi màu sắc. Khéo léo sử dụng màu sắc sẽ giúp con người trông rạng rỡ, xinh đẹp hơn. Hơn nữa, nhu cầu làm đẹp của mỗi người là riêng biệt. Vì vậy, các sản phẩm làm đẹp thường đa dạng về mẫu mã màu sắc. Ví dụ như sản phẩm son môi, trên thị trường có tới hàng nghìn màu son khác nhau.
- Y học: Màu sắc có khả năng tác động vật lý và sinh lý lên cơ thể con người. Do đó, trong một số trường hợp đặc biệt, màu sắc được sử dụng như một liệu pháp hỗ trợ trong quá trình chữa bệnh cho con người.
- Tâm lý học: Do có khả năng tác động lên tâm lý con người, màu sắc thường được dùng để giúp con người cải thiện tâm lý, thậm chí là hỗ trợ chữa trị các bệnh về tâm lý.
Trên đây là “7 màu sắc cơ bản và tất tần tật những điều bạn cần biết” mà UNI chia sẻ cho bạn. Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn đã biết được những tác dụng và ứng dụng thực tế của màu sắc để có thể áp dụng trong công việc, cuộc sống của mình. Chúc bạn thành công!